Mỹ - Trung hoãn họp về thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung hoãn họp về thỏa thuận thương mại

tháng 8 15, 2020
Mỹ và Trung Quốc được cho là sẽ không đối thoại về thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1 trong ngày 15.8 như dự kiến.

Cuộc đối thoại ngày 15.8 được cho là đã bị hoãn và chưa có ngày họp mới
REUTERS

Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Mỹ và Trung Quốc đã quyết định hoãn cuộc đối thoại về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong ngày 15.8.

Theo dự kiến trước đó, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đối thoại trực tuyến trong ngày đề đánh giá việc thực thi thỏa thuận sau 6 tháng.

Một nguồn tin nói rằng các quan chức Mỹ muốn có thêm thời gian để Trung Quốc tăng mua hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận. Một nguồn khác cho hay cuộc đối thoại bị hoãn vì các quan chức Trung Quốc đang có cuộc họp quan trọng thường niên ở Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Cố vấn thương mại Nhà Trắng vội rút lại bình luận về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Hội nghị Bắc Đới Hà được cho là một trong những sự kiện chính trị tâm điểm của Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đương nhiệm và về hưu họp mặt và bàn thảo những quyết sách quan trọng.

Nguồn tin nói với Reuters rằng việc Mỹ và Trung Quốc hoãn đối thoại không phải do có vấn đề trong thỏa thuận thương mại. Người này cũng nói thêm rằng hai nước chưa thống nhất được thời điểm cuộc đối thoại diễn ra.

Giới chức Mỹ gần đây bắn tín hiệu rằng nước này hài lòng với việc thực thi thỏa thuận thương mại và không có kế hoạch hủy bỏ.
Tổng thống Trump muốn phát biểu tại Đại hội đồng LHQ dù các lãnh đạo khác vắng mặt vì Covid-19

Tổng thống Trump muốn phát biểu tại Đại hội đồng LHQ dù các lãnh đạo khác vắng mặt vì Covid-19

tháng 8 13, 2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tiết lộ ông muốn đích thân phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, dù sẽ không có nhiều lãnh đạo tham dự vì Covid-19.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9.2019

“Tôi đang nghĩ về việc đích thân đến Liên Hiệp Quốc để phát biểu. Do Covid-19, nhiều người sẽ không thể đến đó”, Tổng thống Trump cho giới phóng viên hay hôm 13.8, theo AFP.
“Tôi nghĩ nên đại diện cho quốc gia. Tôi cảm thấy trách nhiệm của tổng thống Mỹ là phải có mặt tại Liên Hiệp Quốc để đưa ra một bài phát biểu quan trọng”, ông Trump cho hay. Ông dự đoán số nhà lãnh đạo tham dự kỳ họp năm nay sẽ giảm một phần.

  
Phần chính của kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay diễn ra trong tuần bắt đầu từ ngày 21.9 và kết thúc vào ngày 29.9. Tham dự kỳ họp, các nhà lãnh đạo lần lượt phát biểu.
Hồi tháng trước, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông báo lãnh đạo các nước thành viên sẽ gửi video bài phát biểu thay vì trực tiếp đến thành phố New York (Mỹ) để dự kỳ họp nói trên. Nguyên nhân là do lo ngại việc đi lại của đại diện các nước thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, theo Reuters.  https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/

 Chủ tịch Foxconn: Việc hình thành hai chuỗi cung ứng trên thế giới là xu hướng tất yếu trong tương lai

Chủ tịch Foxconn: Việc hình thành hai chuỗi cung ứng trên thế giới là xu hướng tất yếu trong tương lai

tháng 8 12, 2020

Chủ tịch Foxconn Young Liu phát biểu: "Một mặt, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á sẽ trở thành trung tâm sản xuất mới của khu vực. Mặt khác, sẽ không có quốc gia đơn lẻ nào có thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất toàn cầu".

Foxconn, nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà cung cấp quan trọng nhất của Apple, cho biết gần một phần ba năng lực sản xuất của họ hiện nằm ngoài Trung Quốc. Con số này có thể sẽ tiếp tục tăng do sự tách biệt "không thể tránh khỏi" của chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Mỹ.- Các CEO thành công khi khởi nghiệp chỉ có 50 triệu kinh doanh gì?

"Xu hướng toàn cầu hướng tới G2 là không thể tránh khỏi. Phục vụ cả hai thị trường lớn là điều mà chúng tôi luôn hướng tới", Chủ tịch Foxconn Young Liu phát biểu tại một hội nghị nhà đầu tư ở Đài Bắc hôm thứ Tư, đề cập đến Mỹ và Trung Quốc.

Ông Liu cho biết ngoài khoản đầu tư vào bang Wisconsin hai năm trước, Foxconn đã tăng công suất tại Mexico, Brazil, Đông Nam Á và Ấn Độ. Foxconn có cơ sở lắp ráp iPhone ở Ấn Độ, nơi họ sản xuất iPhone XR, mẫu điện thoại ra mắt vào năm 2018 và gần đây đã bắt đầu sản xuất iPhone 11, mẫu hàng đầu được giới thiệu vào tháng 9 năm ngoái. Foxconn cũng đã mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam vào năm ngoái.

Foxconn không phải là nhà cung cấp công nghệ duy nhất để mắt đến Ấn Độ. Pegatron đã thành lập một công ty con ở nước này vào tháng trước để bắt đầu xây dựng năng lực sản xuất của mình ở đó. Đối thủ nhỏ hơn Wistron, gần đây đã bán một trong những cơ sở iPhone của mình cho Luxshare Precision Industry. Wistron đã thông báo vào hôm thứ Tư rằng họ có kế hoạch bơm 45 triệu USD vào các cơ sở ở Ấn Độ.

Foxconn, cũng sản xuất cho HP, Dell, Cisco, Nokia, Google và Tesla. Công ty này có trụ sở sản xuất tại 16 quốc gia và là một trong những nhà sản xuất hàng công nghệ phản ứng sớm nhất với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Công ty này đã chuyển phần lớn nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc kể từ năm 2018, khi chính quyền Trump áp thuế trừng phạt đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, coronavirus đã làm gián đoạn kế hoạch đa dạng hóa sản xuất của Foxconn trong năm nay. Liu nói: "Có rất nhiều điều không chắc chắn và nhiều khách hàng cũng đã điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất của họ".

Ông nói thêm: "Việc hình thành hai chuỗi cung ứng trên thế giới là xu hướng tất yếu trong tương lai. Một mặt, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á sẽ trở thành trung tâm sản xuất mới của khu vực. Mặt khác, sẽ không có quốc gia đơn lẻ nào có thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất toàn cầu".

Bình luận của Liu được đưa ra khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cấm các ứng dụng TikTok và WeChat của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Apple, công ty đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của Foxconn, có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Trump đối với WeChat ở thị trường Trung Quốc, vì người dùng ở đó cho biết họ sẵn sàng từ bỏ iPhone để tiếp tục sử dụng Wechat.

Những bất ổn địa chính trị càng làm giảm triển vọng bán iPhone 5G sắp tới của Apple, vốn đã phải đối mặt với sự chậm trễ sản xuất do đại dịch.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Lợi nhuận ròng của Foxconn trong quý 2 đã tăng 34% so với cùng kỳ năm trước lên 779 triệu USD, với doanh thu đạt 1,12 nghìn tỷ Đài tệ. Foxconn cho rằng kết quả này là do các khoản trợ cấp liên quan đến coronavirus do chính quyền địa phương và khách hàng cung cấp. Foxconn cho biết, nhu cầu tăng ngoài mong đợi đối với điện thoại thông minh và bảng điều khiển trò chơi cũng góp phần vào sự khởi sắc đó.

Về tương lai, công ty dự đoán tình hình sẽ trầm hơn trong quý 3. "Nhìn chung, doanh thu của chúng tôi trong quý này sẽ tăng trưởng so với quý trước, nhưng ước tính sẽ giảm hai con số so với cùng kỳ năm ngoái", Liu nói. Ông cho rằng sự sụt giảm này là do khách hàng bị trì hoãn ra mắt sản phẩm mới, được hiểu là đang ám chỉ đến iPhone của Apple.
Đến lượt Twitter tham gia vào thương vụ TikTok

Đến lượt Twitter tham gia vào thương vụ TikTok

tháng 8 09, 2020
Sau Microsoft, đến lượt Twitter thảo luận về việc hợp nhất với TikTok.(cty nhật nam)

Báo cáo của Wall Street Journal cho biết, Twitter đã có các cuộc thảo luận sơ bộ về việc "hợp nhất" với TikTok, biến nền tảng mạng xã hội này thành đối tác mới nhất cho ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng này. Tuy nhiên, báo cáo của WSJ cũng cho biết, không rõ liệu Twitter có ý định theo đuổi việc thâu tóm TikTok hay không và bất kỳ thương vụ nào như vậy đều có thể gặp trở ngại lớn.

Thách thức lớn nhất cho bất kỳ thỏa thuận nào với TikTok là quyết định của chính quyền ông Trump vào ngày 6 tháng Tám, chặn xử lý các giao dịch từ ByteDance, công ty mẹ của TikTok, trên nước Mỹ. Quyết định có hiệu lực trong vòng 45 ngày tới.


Chính quyền ông Trump xem ứng dụng của Trung Quốc như một mối đe dọa tiềm năng tới an ninh quốc gia, cho dù không có bằng chứng nào cho thấy TikTok hay ByteDance chia sẻ dữ liệu Mỹ với chính phủ Trung Quốc. TikTok cho biết, họ đang lên kế hoạch khiếu nại quyết định của ông Trump trước tòa án Mỹ.

Cho đến nay, Microsoft là công ty duy nhất công khai ý định thâu tóm nền tảng chia sẻ video này. Báo cáo của WSJ cho biết, TikTok xem Microsoft là hãng sẽ chấp thuận bất kỳ thỏa thuận nào, còn Twitter được cân nhắc như một lựa chọn hợp tác trong dài hạn. Twitter có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Microsoft, do vậy, nguồn tin của WSJ cho rằng nền tảng mạng xã hội này ít có khả năng gặp phải việc giám sát về chống độc quyền như Microsoft. Tuy vậy, Twitter lại không có nhiều tiền như Microsoft để theo đuổi bất kỳ việc mua lại nào.

Hiện Twitter đang từ chối bình luận về việc này, đại diện TikTok cho biết công ty từ chối bình luận về các tin đồn trên thị trường.
Đà Lạt: Khách hủy 16.000 phòng, khu du lịch thưa thớt sau khi dịch bùng phát

Đà Lạt: Khách hủy 16.000 phòng, khu du lịch thưa thớt sau khi dịch bùng phát

tháng 8 02, 2020
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại tại một số tỉnh thành, lượng khách du lịch tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) giảm mạnh trong dịp cao điểm mùa du lịch.
30-07-2020 Hàng loạt tour đi Phú Quốc, Nha Trang, Hà Nội… bị hủy vì lo ngại Covid-1927-07-2020 Hàng ngàn khách phải hủy tour tới Đà Nẵng

Trước đó, ngay khi bước vào dịp nghỉ hè, lượng du khách đổ về thành phố Đà Lạt để tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến sau thời gian dài trầm lắng do dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, sau khi dịch bùng phát trở lại tại một số tỉnh thành, đặc biệt là tại Đà Nẵng, thì ngay lập tức, lượng du khách đổ về Đà Lạt giảm hẳn.


Du khách tấp nập đổ về Đà Lạt những ngày đầu hè khi chưa phát hiện dịch.


Thời điểm chưa xảy ra dịch, tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên do du khách đổ về rất đông. 

Theo ghi nhận của PV, lượng xe du lịch từ các địa phương tới thành phố đã thưa thớt. Tại một số khu du lịch như vườn hoa thành phố, quảng trường Lâm Viên… lượng du khách tập trung nơi đây không nhiều như những ngày trước.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Có khoảng hơn 16.000 phòng khách sạn bị hủy. Bên cạnh đó, có 8 công ty lữ hành đã báo cáo về Sở là có khoảng 4.000 khách hủy chuyến.https://dautusieuloinhuan29.com/500-trieu-dau-tu-gi/

Với khó khăn trên, Sở cũng đã nhắc nhở các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn trong việc hoãn, hủy, đổi chương trình du lịch đã ký kết với các đơn vị sử dụng dịch vụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.

Vườn hoa thành phố thưa thớt khách khi thông tin về tình hình dịch Covid-19 phức tạp.

“Trước tình hình dịch bệnh đang diễn diễn phức tạp, Sở cũng đã kịp thời hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các đơn vị. Tiếp tục rà soát, cập nhật thông tin các cơ sở lưu trú du lịch dự phòng phục vụ cách ly, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổng cục Du Lịch. Hiện đã có 11 cơ sở du lịch dự phòng sẵn sàng phục vụ công tác cách ly.https://dautusieuloinhuan29.com/50-trieu-dau-tu-gi/

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, cũng như cộng đồng dân cư, Sở cũng đã tiến hành khảo sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại một số điểm du lịch và cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Hầu hết, các cơ sở đã nâng cao ý thức và chủ động trong công tác phòng, chống dịch tại đơn vị như trang bị khẩu trang, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt, đeo khẩu trang trong quá trình phục vụ khách hàng”, bà Ngọc cho biết thêm.

Quảng trường Lâm Viên cũng vắng bóng người


Tại ngã 5 Đại học không còn diễn ra tình trạng kẹt xe vì lượng du khách giảm mạnh.


Tuyến đường quanh Hồ Xuân Hương cũng vắng vẻ vì không có khách du lịch dạo chơi.
Chứng khoán giảm mạnh, dòng tiền nhảy vào 'bắt đáy' cổ phiếu rớt giá

Chứng khoán giảm mạnh, dòng tiền nhảy vào 'bắt đáy' cổ phiếu rớt giá

tháng 7 26, 2020
TTO - Vừa mở cửa phiên giao dịch 27-7 các chỉ số chứng khoán tràn ngập sắc đỏ, có lúc VN-Index giảm hơn 32 điểm, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đang nhanh chóng nhập cuộc thị trường, 'hớt' cổ phiếu rớt giá.

Sàn giao dịch 'đỏ lửa' ngay lúc mở cửa phiên giao dịch chứng khoán 27-7 - Ảnh: B.MAI

Ngay khi phiên giao dịch 27-7 vừa khởi động, bảng giao dịch liên tục chớp nháy sắc đỏ khi nhà đầu tư đặt lệnh bán, các chỉ số chứng khoán 'lao dốc' mạnh. Thời điểm 9h25 phút, VN-Index mất tới 32,52 điểm (-3,92%) xuống 796,64 điểm. Toàn sàn có đến 305 mã rớt giá.

Đồng thời, tất cả thành viên trong rổ VN30 đều chìm trong 'chảo lửa' khi rổ bị giảm đến 29,76 điểm (-3,85%) còn 742,53 điểm.

Sàn HNX và rổ HNX30 chung cảnh đỏ rực, giảm lần lượt 3,12 điểm (-3,04%) xuống 106,01 điểm và 8,35 điểm (-4,1%) xuống còn 195,13 điểm.

Tuy nhiên đến 10h00, dòng tiền bắt đáy nhanh chóng nhập cuộc mua cổ phiếu rớt giá, giúp các chỉ số rút ngắn mức giảm, VN-Index trở lại trên mốc 800 điểm.

Tại sàn VN-Index, từ thanh khoản xấp xỉ 757,3 tỉ đồng vào lúc 9h25 phút, sau 45 phút dòng tiền tăng lên hơn 2.177 tỉ đồng.

Tạm thời nhóm ngân hàng đang có nhiều gương mặt rớt giá mạnh như cổ phiếu của Vietcombank (VCB), BIDV (BID), HDBank (HDB)...

Song song đó, hàng loạt mã niêm yết có vốn hóa lớn thuộc nhiều ngành khác nhau cũng 'lao dốc' mạnh. Cụ thể như cổ phiếu của Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vinamilk (VNM), Vietjet Air (VJC), Vietnam Airlines (HVN), Sabeco (SAB), Masan (MSN)...

Ngược chiều giảm điểm, thị trường vẫn được nâng đỡ bởi một số gương mặt bám trụ sắc xanh như cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC), CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản (DAT)...

Trước bối cảnh Việt Nam mới ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 mới, chứng khoán Yuanta đưa ra hai kịch bản và khuyến nghị cho thị trường hôm nay.

Kịch bản đầu, khi chỉ số VN-Index kiểm định mức 800 điểm và hồi phục, nhà đầu tư nên hạn chế bán tháo danh mục tại đà giảm cho đến khi chỉ số VN-Index chưa phá vỡ hỗ trợ 800 điểm. Ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu vẫn duy trì tăng trưởng trong quý 2-2020.

Tuy nhiên, khi kịch bản 2 xảy ra, tức VN-Index phá vỡ vùng hỗ trợ 800 điểm thì xu hướng giảm trung hạn có thể mở rộng về mức 745 điểm hoặc vùng đáy cũ tháng 3, dao động 650 – 660 điểm. Ở kịch bản này, Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư xem xét bán toàn bộ danh mục đang nắm giữ.


Chỉ số giao dịch của các sàn chứng khoán lớn trên thế giới vào lúc 10h00 (giờ VN) ngày 27-7-2020 - Ảnh: Chụp màn hình

Về thị trường chứng khoán thế giới, ở phiên gần nhất cả ba chỉ số chứng khoán chính Mỹ đều giảm đều. Trong đó S&P500 giảm 0,62%, Dow Jones rớt 0,68%, Nasdaq giảm 0,94%.

Tại thị trường châu Á, trong khi sàn Nikkei (Nhật Bản) giảm 0,54% thì sàn HSI (Hong Kong) và Shanghai (Trung Quốc) tăng nhẹ lần lượt 0,37% và 0,35%.
Khánh thành Nhà bia kỷ niệm Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Khánh thành Nhà bia kỷ niệm Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

tháng 7 26, 2020
TTO - Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh được xây dựng để lưu giữ giá trị truyền thống của ngành tuyên giáo.


Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu thắp nhang tại khu di tích -
Ảnh: TUẤN ANH

Ngày 26-7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà bia kỷ niệm nơi làm việc của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo (1-8-1930 – 1-8-2020), kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Ban Tuyến huấn Trung ương Cục miền Nam (23-11-1961 – 23-11-2020).https://dautusieuloinhuan29.com/500-trieu-dau-tu-gi/

Tham dự sự kiện có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các lãnh đạo khác của Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Trần Lưu Quang - phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo Tỉnh ủy Tây Ninh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu...

Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh được xây dựng từ cuối năm 2005 để lưu giữ giá trị truyền thống của ngành tuyên giáo. Từ tháng 5-2020, Ban Tuyên giáo Trung ương đã khởi công tôn tạo lại khu di tích và xây dựng nhà bia kỷ niệm.


Phát biểu ôn lại truyền thống ngành tuyên giáo, ông Võ Văn Phuông, Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương, cho biết với truyền thống vẻ vang của ngành, toàn thể đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo sẽ làm tốt lời Bác dạy "lý luận đi đôi với thực tiễn, tiếp tục nỗ lực hoàn thành xuất sắc vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Trong thời gian tới, các cán bộ tuyên giáo sẽ góp phần để thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, góp phần chuẩn bị, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và đại hội Đảng toàn quốc.